Trả lời: INPOS là nhà thi công chuyên nghiệp cho hệ thống Pin mặt trời áp mái, việc lắp đặt tấm Pin HOÀN TOÀN KHÔNG ẢNH HƯỞNG TỚI HỆ THỐNG MÁI HIỆN HỮU, thậm chí khiến mái hiện hữu tốt hơn hiện tại do:
1.1: Nếu mái nhà xưởng là mái bắt vít tiêu chuẩn: Việc INPOS thi công trên mái không hề khoan thêm 1 lỗ nào vào mái hiện tại mà sẽ thay vít bắt tôn hiện hữu thành vít bắt tôn inox 304 mới và khoan đúng vào lỗ của vít hiện tại trên mái, đồng thời chống thấm mới hoàn toàn cho hệ thống vít mới do đó không hề ảnh hưởng gì đến mái cũ

Nếu mái tôn là mái tôn không bắt vít (seamlock hoặc clip lock): Biện pháp thi công của INPOS sẽ không bắt bất kỳ 1 thanh vít nào vào mái tôn hiện hữu để đảm bảo không có nguy cơ thấm dột và INPOS sẽ sử dụng biện pháp thi công kẹp bằng nhôm định hình cường cứng.


1.2: Sau khi lắp tấm Pin thì mái tôn sẽ trở thành hoạt động trong nhà (không chịu mưa nắng) do đó mái tôn sẽ tăng thêm tuổi thọ và làm đỡ hư hỏng mái tôn hơn rất nhiều

2. Lắp tấm Pin lên mái nhỡ nặng quá làm hỏng hết cấu xà gồ (kết cấu thép của nhà máy) thì sao ?
Trả lời: Việc lắp tấm Pin lên mái sẽ đảm bảo không ảnh hưởng 1 chút gì đến kết cấu hiện tại của nhà máy do:
2.1: Lực đặt của tấm Pin được dàn đều trên toàn bộ xà gồ của mái và mỗi tấm Pin được đỡ bởi 4 điểm trên xà gồ, khối lượng 1 tấm Pin kèm phụ kiện là 28kg/2m2 do đó lực đặt lên 1m2 chỉ có 14kg, đồng thời lại được đỡ bằng 4 vị trí gắn với xà gồ do đó mỗi điểm xà gồ chỉ chịu lực là: 28/4 = 7kg (lực này quá nhỏ)
2.2: Trước khi lắp đặt INPOS sẽ tính toán kết cấu lại dựa trên thực tế kết cấu thép bảng tính kết cấu sẽ được cơ quan có chức năng thẩm định xác nhận là đảm bảo khả năng chịu lực theo TCVN thì mới triển khai và sẽ đệ trình nhà máy xem xét trước khi thực hiện. bảng tính kết cấu này sẽ đảm bảo kết cấu nhà máy sau khi lắp Pin vẫn chịu được cơn bão mạnh nhất đã từng xảy ra trong lịch sử tại địa điểm của nhà máy.
2.3 Nếu nhà xưởng sau khi tính toán kết cấu lắp Pin mà không đạt yêu cầu kết cấu thì INPOS sẽ bằng chi phí của mình sẽ giá cố lại khung nhà xưởng để đảm bảo việc lắp Pin đạt tiêu chuẩn về kết cấu và không ảnh hưởng gì đến kết cấu nhà xưởng sau khi gia cố.



3. Việc lắp đặt có ảnh hưởng gì đến vận hành sản xuất của nhà máy không ?
Trả lời: Biện pháp thi công đảm bảo tuyệt đối không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của nhà máy, quá trình kiểm soát thi công không chỉ không ảnh hưởng đến sản xuất mà còn không gây ra tiếng ồn nào trong quá trình lắp đặt thông qua biện pháp thi công cách âm.
Phương pháp thi công:
Sử dụng đường đi dành cho vận hành bằng cách làm 1 đường đi riêng mà không đi trực tiếp lên mái tôn sử dụng đường đi (walkway) chuyên dụng làm đường đi cho công nhân và kỹ sư giám sát đảm bảo lực dàn đều trên mái khi đi, đồng thời cách âm trong quá trình di chuyển.

4. Trong quá trình vận hành hệ thống điện mặt trời, nếu làm mái tôn bị hỏng, dột (ví dụ sau 10 năm hệ thống điện MT làm mái tôn bị hỏng, dột…) thì xử lý thế nào ?
Trả lời: Sau khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái tôn, mái tôn sẽ thành hoạt động trong nhà (không có mưa nắng) do đó mái tôn sẽ không thể bị các tác động nào dẫn đến làm hỏng mái tôn (trừ trường hợp tác động từ phía dưới nhà máy lên) do đó mái tôn không thể hư hỏng.
Trường hợp nếu hệ thộng điện mặt trời có lý do gì đó làm hỏng mái tôn thì bên đầu tư (INPOS) sẽ có trách nhiệm sửa chữa, thay thế bằng chi phí của mình.
5. Thời gian thi công của hệ thống điện mặt trời trong bao lâu?
Trả lời: Thời gian lắp đặt các thiết bị, nghiệm thu, chạy thử.. tại công trường là 30-45 ngày.
Thời gian thiết kế, đặt mua các vật tư, vận chuyển đến công trường là 20-30 ngày.
Tổng thời gian thực hiện dự án là: 50-75 ngày.
6. Các hồ sơ nhà máy cần cung cấp cho INPOS là gì?
Trả lời:
- Đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư
- Giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà máy
- Báo cáo tài chính kiểm toán 3 năm gần nhất
- Đồ thị phụ tải tiêu thụ điện hàng ngày theo giờ, sản lượng điện tiêu thụ hàng tháng trong 6 tháng gần nhất (INPOS có thể hỗ trợ nhà máy để làm việc với điện lực địa phương để lấy dữ liệu này)
7. Khi sử dụng điện từ điện mặt trời thì có ảnh hưởng đến chất lượng điện năng của nhà máy không?
Trả lời: Hệ thống điện mặt trời INPOS đầu tư là hệ thống điện mặt trời hòa lưới, tức là hệ thống điện mặt trời sẽ hòa vào lưới điện quốc qia trước thông qua tủ hạ thế tại nhà máy, sau khi hòa vào lưới điện quốc gia rồi thì nhà máy mới lấy điện sau khi hòa đó để sử dụng trong nhà máy, do đó chất lượng điện năng của nhà máy không thay đổi.

8. Điện mặt trời có đủ cung cấp cho nhà máy không, khi trời mưa, khi công suất điện mặt trời thấp hơn phụ tải tiêu thụ của nhà máy thì nhà máy có bị thiếu điện không ?
Trả lời: Hệ thống điện mặt trời INPOS đầu tư là hệ thống điện mặt trời hòa lưới, tức là hệ thống điện mặt trời sẽ hòa vào lưới điện quốc qia trước thông qua tủ hạ thế tại nhà máy. Sau khi hòa vào hệ thống điện quốc gia rồi thì khi điện mặt trời phát ra thấp hơn tải nhà máy tiêu thụ thì điện lưới tự động bù vào phần thiếu để công suất nhà máy luôn luôn được đáp ứng, khi công suất điện mặt trời phát ra cao hơn phụ tải của nhà máy thì phần thừa ấy sẽ tự động chạy lên lưới (bán phần thừa cho điện lực) do đó nhà máy sẽ luôn luôn có đủ công suất kể cả khi điện mặt trời không phát ra chút nào.
9. Khi mất điện lưới thì hệ thống điện mặt trời có cấp điện cho nhà máy không?
Trả lời: Khi mất điện lưới, bộ inverter (phát ra điện AC) của hệ thống điện mặt trời sẽ tự động cắt nguồn điện từ điện mặt trời để đảm bảo an toàn cho lưới điện vì khi điện lưới mất mà điện mặt trời tiếp tục phát điện thì sẽ phát điện lên lưới, khi đó lưới sẽ mang điện và sẽ gây mất an toàn cho lưới do đó theo qui định của điện lực, khi lưới điện mất điện thì điện mặt trời phải tự ngắt điện vì thế khi lưới mất sẽ không phát ra điện từ điện mặt trời cho nhà máy được.
10. Khi hệ thống điện mặt trời có sự cố thì có ảnh hưởng gì đến lưới điện của nhà máy không?
Trả lời: Hệ thống điện mặt trời có rất nhiều cấp bảo vệ để đảm bảo nếu có sự cố từ hệ thống điện mặt trời (xác xuất là vô cùng thấp do điện mặt trời là hệ thống tĩnh, xác xuất sự cố là rất nhỏ) thì tuyệt đối không ảnh hưởng đến hệ thống điện của nhà máy bao gồm:
Cấp 1 Hệ thống bảo vệ nằm trong Inverter: Gồm cầu chì để bảo vệ quá dòng, chống sét, thiết bị bảo vệ quá áp, bảo vệ mất cân bằng pha, bảo vệ mất áp 1 chiều, xoay chiều…
Cấp 2 Bảo vệ bằng MCCB/ACB, chống sét trong tủ hạ thế sau inverter: Sau inverter INPOS sẽ có thêm 1 hệ thống tủ hạ thế để bảo vệ quá dòng, áp, chống sét thêm 1 lần nữa
Cấp 3: bảo vệ bằng MCCB/ACB tại tủ hạ thế tổng trước khi nối với tủ điện tổng của nhà máy: trước khi nối vào tủ hạ thế tổng của nhà máy, INPOS sẽ có thêm 1 hệ thống MCCB/ACB để bảo vệ thêm 1 lần nữa trước khi nối vào hệ thống điện của nhà máy.
11. Quá trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời áp mái có ảnh hưởng gì đến hoạt động của nhà máy không?
Trả lời: quá trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời áp mái đảm bảo tuyệt đối không ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy do các hệ thống điện của điện áp mái được theo dõi từ xa 100%, khi thực hiện bảo trì sẽ thực hiện vào buổi chiều hoặc sáng sớm khi hệ thống chưa phát điện để đảm bảo an toàn, đồng thời việc bảo trì diễn ra 2-3 tháng/1 lần và chỉ có hoạt động rửa Pin trên mái với hệ thống nước đã được lắp sẵn trên mái đảm bảo không ảnh hưởng đến nhà máy.
11. Các điều khoản chính trong hợp đồng mua bán điện giữa INPOS và Nhà máy là gì?
Trả lời: các điều khoản chính (head of term) trong hợp đồng mua bán điện bao gồm:
- Thời gian của hợp đồng là tối thiểu trong vòng 20 năm.
- Nhà máy cam kết mua lại sản lượng điện phát ra từ điện mặt trời tương ứng với sản lượng tiêu thụ của nhà máy được INPOS tính toán dựa trên đồ thị phụ tải của nhà máy.
Ví dụ: Hàng ngày nhà máy tiêu thụ hết 100kWh vào thời điểm điện mặt trời phát ra (từ 7h sáng đến 5h chiều), INPOS sẽ tính toán để lắp đặt công suất để điện mặt trời tương ứng để phát ra 90-95kWh để nhà máy tiêu thụ hết công suất từ điện mặt trời. Trong những ngày nhà máy nghỉ (thứ 7, chủ nhật, lễ tết) sản lượng từ điện mặt trời phát ra mà nhà máy không tiêu thụ INPOS sẽ bán cho EVN theo hợp đồng riêng giữa INPOS và EVN.

- Giá điện mặt trời bán cho nhà máy sẽ rẻ hơn giá của nhà máy đang mua của điện lực từ 4-5% cho các dự án ở miền bắc, 15-25% cho các dự án ở miền nam
- Tùy theo đánh giá xếp hạng tín dụng (dựa trên báo cáo tài chính của nhà máy), nhà máy có thể (hoặc không) cần mở bảo lãnh thanh toán tiền điện mặt trời trong vòng 6 tháng.
- INPOS sẽ chịu trách nhiệm tháo rỡ, hoàn trả lại mặt bằng khi hợp đồng kết thúc (20 năm)
- INPOS chịu trách nhiệm bảo hành, bảo trì mái tôn nếu mái tôn bị ảnh hưởng do hệ thống điện mặt trời
- INPOS sẽ làm mọi thủ tục hồ sơ, giấy tờ với các cơ quan ban ngành để đảm bảo hệ thống điện mặt trời tuân thủ tất cả các tiêu chuẩn theo qui định của Việt Nam và quốc tế. Nhà máy sẽ không cần làm bất cứ thủ tục nào.